Thi công ốp lát hoàn thiện chuyên nghiệp, đội thợ tay nghề cao

thi-cong-op-lat

Hạng mục thi công ốp lát hoàn thiện là một trong những hạng mục quan trọng. Thi công đúng kỹ thuật tay nghề cao cùng với chất lượng nguyên vật liệu xây dựng tốt sẽ mang đến sản phẩm đẹp. 2H HOME xin chia sẻ tới quý khách hàng về phương pháp và quy trình thi công ốp lát hoàn thiện đạt chuẩn

Khi nào thì nên thi công ốp lát

Khi xây mới: Khi xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thì đều có hạng mục ốp lát hoàn thiện. Thi công ốp khu vực nền nhà, tường, khu bếp hay nhà vệ sinh

Khi sửa chữa cải tạo: Trong quá trình sinh sống, các phần ốp lát gạch hay sàn gỗ xuống cấp trầm trọng, cần phải xử lý và thi công hoàn thiện mới. Việc sửa chữa cải tạo sẽ phức tạp hơn so với việc xây mới một chút. Cần phải xử lý bề mặt trước khi thi công

cai-tao-nha-tap-the-dong-da-ha-noi6

1. Quy trình thi công ốp cải tạo

 Công tác chuẩn bị

Đục tẩy bê tông, vữa, dầu mỡ, đất rác…dọn sạch, rửa bằng nước sạch.

– Xác định cao độ, căng dây búng mực lên tường lấy cứ các mặt tường trong phòng hoặc giáp vòng xung quanh nhà cách đều (0.5 ÷ 1m) để đảm bảo các đường joint ngang tuyệt đối chính xác.

– Các đường mốc thẳng đứng cũng được đúng mực với khoảng cách 1m bằng dây dọi, để đảm bảo joint đứng giữa các hàng gạch, thẳng đều từ trên xuống dưới.

Trình tự thi công:

– Thứ tự ốp từ trên xuống dưới, từ trong ra ngòai.

– Công tác ốp theo từng phòng, từng tầng từng khu vực, trong qúa trình ốp lát phải chú ý các đường ống, vị trí các thiết bị điện nước.

thi-cong-op-lat-nha-ve-sinh

2. Công tác thi công lát cải tạo

Công tác chuẩn bị :

– Làm sạch bề mặt bê tông, đục tỉa các đốm bê tông lồi ra, dọn rác, quét bụi, xịt nước toàn bộ bề mặt.

– Kiểm tra xem khung cửa đã được gắn ở đúng cao độ chưa.

– Đối với sàn WC, rãnh nước, chuẩn bị đầy đủ các đồ đạc cố định.

– Trước 1-2 giờ, bão hòa gạch bằng nước. Vận chuyển xi-măng, cát, máy trộn….tới khu vực làm việc.

– Sàng cát, đo kích cỡ vật liệu, bê tông đã trộn bằng máy trộn.

Quy trình kỹ thuật :

– Thiết lập cao độ, thiết lập các đường vạch dấu trên các tường bao cho các điểm tham chiếu của cao độ lát.

– Kiểm tra độ vuông của phòng, đặt các viên đá lát cách nhau 2m, căng dây kiểm tra độ nghiêng (nếu có).

– Xoa phẳng lớp vữa.

– Căng dây ở giữa và vuông góc với 2 đường tham chiếu.

– Trát vữa xi-măng trên các mặt sau của gạch, đặt gạch vào vị trí, chỉnh sửa, dùng búa cầm tay gõ nhẹ lên gạch để nhấn xuống lớp vữa.

– Lát gạch từ phía trong ra ngoài cửa. Đối với những khu vực lớn, chia thành những khu vực nhỏ để làm.

– Sau khi gắn các bộ phận nối, lau sạch gạch bằng vải, 24 giờ sau khi lát gạch, chà joint.

– Rửa dụng cụ, dọn dẹp vữa dư thừa

thi-cong-op-lat-cai-tao-nha

Kỹ thuật thi công ốp lát gạch mới chuẩn

Bước 1: Tạo lớp nền cơ sở

Đầu tiên bạn hãy sử dụng ống nước ti ô để căng dây lấy cốt và tạo độ dốc. Sau đó trộn vữa xi măng sao cho có độ nhão vừa phải, rải vữa đều lên bề mặt rồi dùng thước gạt phẳng độ dốc, chiều dày của tấm chừng 2 đến 3cm là được.

Bước 2: Bắt đầu lát

Căng dây lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới để tạo đường thẳng. Rải lớp xi măng lót xuống bề mặt để kết gạch gạch cùng sàn nhà. Đặt từng viên gạch cùng chiều lên lớp vữa. Đảm bảo khoảng cách giữa 2 viên gạch thích hợp với kích thước. Tiếp đến, sử dụng búa cao su gõ nhẹ để điều chỉnh và gắn gạch vào phần vữa.

Bước 3: Trít mạch

Triết đều các mạch hở, sau chừng 3 tiếng thì bắt đầu chít mạch gạch. Sử dụng một ít xi măng và cát mịn theo tỉ lệ 1:1 rồi cho chút nước từ từ vào trộn đều lên, đảm bảo độ vữa vừa phải. Ngoài ra bạn còn có thể pha thêm một ít bột màu để chít gần với màu gạch. Sử dụng bay có mũi nhọn, cho vữa vào phần mạch chít. Cố gắng lược bớt phần vữa thừa để nó không bị tràn và bám vào bề mặt gạch. Cuối cùng hãy miết phẳng lại để tạo độ bóng cho mạch chít.

Bước 4: Làm sạch nền

Chờ một ngày sau khi lớp vữa đã khô và cứng bạn hãy tiến hành làm vệ sinh nền. Sử dụng khăn ướt để lau sạch phần vữa xung quanh mạch trít và vữa bám trên bề mặt sản phẩm. Cần lưu ý không được sử dụng hóa chất tẩy rửa.

Nguyên tắc cần tuân thủ khi thi công ốp lát

1. Lựa chọn gạch lát

Cần phải lựa chọn dòng gạch đảm bảo chất lượng, không bị cong vênh, nứt vỡ. Vệ sinh gạch để đảm bảo không có bụi bẩn hay tạp chất bám vào gạch, ảnh hưởng đến quá trình thi công

2. Đo tính khối lượng gạch cần để thi công

– Dùng thước băng để xác định có bao nhiêu loại gạch, vữa, vữa và tấm lót đệm cần dùng. Nếu bạn mua đúng với số lượng gạch thì nếu chẳng may trong quá trình thực hiện bị lỗi kết cấu, màu sắc giữa các lô sản xuất thì rủi ro phải mua thêm rất cao, tốn nhiều chi phí, công sức mà chưa chắc lô gạch đồng nhất.

– Việc tốt nhất là bạn nên khoán trọn gói cho đơn vị thi công để họ cấp và thi công tránh việc thừa thiếu tốn thời gian và công sức. Bạn chỉ cần tìm mẫu gạch và đưa cho bộ phận thi công họ sẽ đáp ứng cho bạn nhé

3. Bề mặt nền phải thật phẳng

– Đổ bê tông thấp hơn so với cốt khoảng 3 đến 4 cm rồi đầm nền cho thật phẳng, tránh tình trạng bị sụt lún. Bề mặt của bê tông cũng cần phải được vệ sinh sạch sẽ để tạo độ ẩm trước khi tiến hành trát vữa.

4. Kỹ thuật cán vữa

– Cán vữa theo tỉ lệ chuẩn để nó không bị quá nát cũng như không quá khô, làm phẳng bề mặt.

5. Căn chỉnh tỷ lệ gạch đồng đều

– Trong quá trình lát, bạn phải canh chỉnh viên gạch sao cho ngay hàng, đồng đều về khoảng cách. Lưu ý, không làm mẻ gạch sẽ làm giảm giá trị và chất lượng của nền gạch

6.  Thời gian chà joint

Sau khi lát gạch xong bạn không nên chà joint ngay mà nên đợi khoảng 6-8 tiếng hoặc tốt nhất là để qua đêm, lúc này bạn chà joint bề mặt sẽ chắc chắn hơn.

thi-cong-op-lat

7. Lưu ý khi chà joint

Việc chà joint nên thực hiện 2 lần.

– Lần thứ nhất, bạn pha bột chà joint theo công thức rồi dùng dụng cụ chuyên dụng chà vào ke mạch của viên gạch.
– Lần thứ hai, chà cách lần thứ nhất khoảng 1 tiếng, nhưng bạn pha bột đặc hơn 1 chút và cũng dùng dụng cụ chuyên dụng để chà nhé.
Ưu điểm của bột chà joint là có màu trắng hoặc kem trùng màu với viên gạch nên không lo làm mất tính thẩm mỹ của nền gạch.

8. Vệ sinh mặt sàn

Sau khi chà joint xong thì bạn bắt đầu vệ sinh, lau chùi bề để bề mặt gạch trở nên sạch sẽ và sáng bóng hơn. Lưu ý, bạn nên dùng nước sạch hoặc nước lau sàn chuyên dụng, không nên dùng loại nước tẩy mạnh sẽ làm hỏng bề mặt nền gạch của bạn nhé.

9. Không nên sử dụng ngay

Ngoài ra, gạch sau khi thực hiện xong bạn không nên đưa vào sử dụng ngay, mà cần phải bảo vệ cẩn thận cho nền và tường mới ốp lát gạch được khô hoàn toàn và ổn định. Tốt nhất, nếu dùng keo dán gạch thì bạn sử dụng sau 24 giờ, còn dùng vữa xi măng thì có thể dùng sau 3 giờ.

10. Vệ sinh sàn nhà theo định kỳ thường xuyên

Sau khi thi công và đi vào sử dụng, chúng ta muốn bề mặt sáng bóng thì nên thường xuyên vệ sinh lau chùi bằng nước tẩy rửa nhẹ và khăn mềm để bề mặt luôn được sáng bóng và sạch sẽ nhé

sua-chua-cai-tao-nha-tron-goi-2h-home7

Công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại 17 Hà Nội
Văn phòng GD: Số nhà 38, ngõ 108 Phố Đông Thiên, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Cơ sở 1: Số 10 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: 20A Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 2A, ngõ 108 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0971.427.044 – 0356.119.360
Email: xaydung17hn@gmail.com

 

 

 

 

 

Gọi điện thoại
0971.427.044
Chat Zalo