Sửa nhà nâng thêm tầng, tạo thêm phòng mở rộng không gian sống- Nội thất 2H HOME
Sửa nhà nâng thêm tầng tại Hà Nội đang là nhu cầu được rất nhiều khách hàng quan tâm hiện nay. Chúng tôi thường gặp các câu hỏi như: Nâng tầng thì tốn nhiều tiền không? Nâng tầng cho nhà cấp 4 có ảnh hưởng gì không? Nâng tầng có cần xin phép để thi công....? Đó chỉ là một số câu hỏi cơ bản mà khách hàng đang gặp phải. Thực tế khi thi công nâng tầng chúng ta cần quan tâm nhiều hơn thế nữa. Bài viết hôm nay 2H HOME xin chia sẻ thêm về hạng mục nâng tầng nhà phố để bạn đọc tham khảo và có thêm thông tin để thi công cho gia đình mình nhé
Thi công sửa nhà thêm tầng tại Hà Nội bao gồm những hạng mục nào?
Việc thi công nâng tầng cũng giống như việc mình xây mới thêm một tầng nữa, tuy nhiên đối với nhà cải tạo chúng ta cần phải khảo sát thật kỹ hiện trạng mặt bằng, nắm bắt rõ kết cấu ngôi nhà để từ đó đưa ra phương án thi công hợp lý nhất. Ngoài phương án thi công nâng tầng cơ bản bằng gạch và xây dựng như trước kia thì ngày nay chúng ta còn có thêm phương án nâng tầng bằng tấm bê tông nhẹ, gia cố khung thép cơ bản giúp tiết kiệm hơn về thời gian và chi phí thi công.
– Hạng mục phá dỡ: Nếu tầng thượng gia đình bạn đang là nơi chứa bể nước, sân phơi thì chúng ta cần phải thi công phá dỡ dọn dẹp mặt bằng, tháo dỡ mái tôn để tiến hành thi công nâng tầng nhé.
– Xây trát ốp lát: Xây tường 110, 220 trát hoàn thiện. Ốp lát nền bằng gạch hoặc sàn gỗ
– Đi hệ thống đường điện nước, điều hòa
– Thi công đóng trần thạch cao hoặc đổ mái bê tông
– Sơn bả hoàn thiện tầng
– Thi công mái tôn, gia cố khung sắt…
Nhìn chung công việc nâng tầng sẽ không có quá nhiều khó khăn, tuy nhiên với những ngôi nhà trong ngõ sâu hoặc vận chuyển vật liệu lên tầng phức tạp hơn thì cũng là điều gây cản trở một chút trong quá trình thi công.
Những điều cần lưu ý khi sửa nhà nâng thêm tầng nhà tại Hà Nội
1. Kiểm tra cột chống của nhà cũ:
Bạn phải xem xét kĩ càng cột chống của nhà cũ. Nguyên nhân là do ngôi nhà không có những cây cột chống xuyên suốt tầng 1 và tầng 2. Nếu nối tiếp thêm cột vào cột cũ của nhà một tầng cũ, khả năng chịu lực tại chỗ tiếp giáp giữa hai cột chắc chắn sẽ rất yếu. Hãy chắc chắn rằng cột chống nhà bạn đủ to và chắc chắn. Tốt nhất hãy nhờ đến sự tư vấn của kiến trúc sư, đơn vị có kinh nghiệm trong xây dựng để họ đưa ra những giải pháp tốt nhất nhé
2. Tính toàn chiều cao tầng nhà khi sửa chữa nâng thêm tầng tại Hà Nội
Chiều cao tầng cũng ảnh hưởng rất lớn đến nền móng cũ, tùy độ chịu lực mà cần tính toán chiều cao hợp lý. Nền yếu mà tầng cao độ cao lớn sẽ gia tăng áp lực rất nhiều, dễ gây ra vấn đề đổ nghiêng hoặc sụt lún.
Đối với nhiều người thường thích độ cao phòng thấp tạo cảm giác ấm cúng và gần gũi. Tuy nhiên nhiều người lại thích không gian cao vì tạo cảm giác rộng rãi thoáng đãng hơn. Tuy nhiên cũng nên nhìn vào kết cấu chung của ngôi nhà từ đó đưa ra độ cao phù hợp nhất để đảm bảo công năng cũng như tính thấm mỹ của ngôi nhà nhé.
3. Giải pháp về tường nhẹ
Tường nhẹ nếu về nhiều gia đình chưa có nhiều am hiểu về vật liệu mới thì sẽ khá lo lắng và cảm giác không an toàn về phương án này. Tuy nhiên đã được kiểm định ngành xây dựng cũng như thực tế vật liệu nhẹ ngoài khả năng chống ẩm, chống thấm, cách nhiệt thì còn có tác dụng chống cháy cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian thi công hơn rất nhiều so với tường gạch
4. Lưu ý khi làm mái
Bạn nên làm mái dốc lợp ngói để đỡ nắng nóng, dễ thoát nước mưa hoặc nên sử dụng ngói lợp không nung hoặc các loại vật liệu lợp mới. Như vậy nhà bạn sẽ thoáng mát, khoáng đãng hơn và nhẹ hơn, giảm áp lực cho nền móng.
5. Lựa chọn nguyên vật liệu tốt
Khi lên tầng ngôi nhà của bạn sẽ bị giảm tuổi thọ hơn chính vì vậy hãy lựa chọn vật liệu tốt và an toàn nhất cho ngôi nhà của mình để đảm bảo độ bền lâu nhé.
5 điều cần lưu ý khi thi công sửa nhà nâng thêm tầng tại Hà Nội
1. Cơi nới quá cao so với khả năng chịu lực của ngôi nhà
Mỗi ngôi nhà đều có kết cấu và độ chịu lực khác nhau, chính vì vậy bạn cần phải nghiêm cứu và tìm hiểu thật kỹ để đưa ra phương án phù hợp. Tránh trường hợp sụt lún, nghiêng nhà về sau nhé
2. Bỏ qua các hiện tượng lún, nứt, sụt lở
Nền móng cũ lại kết hợp với việc nâng tầng mới tạo áp lực cho nền móng, chính vì vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng ngôi nhà. Bạn cần kiểm tra và rà soát thật lỹ những lỗi đang mắc phải từ đó đưa ra phương án xử lý triệt để nhé
3. Không kiểm tra khả năng chịu lực
Dù cho nhà thầu có đưa ra phương án thì bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ về nền móng địa chất khu vực mình đang ở để từ đó có giải pháp và quyết định đúng đắn hơn nhé
4. Xin cấp phép xây dựng sửa nhà nâng tầng tại Hà Nội
Tránh trường hợp đang thi công bị đơn vị liên quan vào hỏi thì bạn nên ra phường và xin giấy phép thủ tục để được nâng tầng nhé, công việc này cũng không gặp nhiều khó khăn đâu ạ.
5. Lựa chọn nhà thầu nâng tầng uy tín chuyên nghiệp tại Hà Nội
Thi công nâng tầng và sửa chữa đòi hỏi đơn vị phải có kinh nghiệm và chuyên môn tốt để có thể đưa ra được những giải pháp tốt nhất. Việc lựa chọn nhà thầu uy tín sẽ giúp bạn hoàn thành được 90% ngôi nhà của mình, chỉ dựa trên 10% ý tưởng và mong muốn của gia đình bạn nữa. Hơn nữa lựa chọn đơn vị uy tín sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí đồng thời chế độ bảo hành cho nhà bạn cũng rất tốt nhé.
Các phương án cơ bản để thi công cải tạo nâng thêm tầng trọn gói
1. Phương án truyền thống, đổ thêm bê tông mái
- Với phương án này đòi hỏi độ chịu lựa của ngôi nhà vẫn đang còn tốt, đảm bảo không sụt lún. Phương án này thì chắc chắn và đạt tính thẩm mỹ cao hơn cho ngôi nhà. Song chi phí xây dựng cải tạo sẽ tốn kém hơn. Tuy nhiên nếu xác định độ chắc chắn và bền đẹp thì phương án này vẫn đang được áp dụng rất nhiều cho nhà ống, nhà phố nhé.
- Đối với những công trình có kết cấu móng kém không thể chồng thêm tầng được thì bắt buộc phải cấy thêm cột xung quanh tạo hệ khung chịu lực đỡ cho phần tầng nhà phía trên. Các cột phải được đào sâu xuống nền đất tốt sau đó làm móng đơn và xây cột lên. Việc làm móng cho phần kết cấu bên trên phải được tính toán và có biên pháp thi công hợp lý để không làm ảnh hưởng tới phần công trình phía dưới gây lún, nứt.
Video thi công nâng tầng bằng bê tông tươi
2. Phương án nâng tầng không đổ thêm bê tông mái
- Đối với không đổ thêm bê tông mái sẽ giảm bớt được sức nặng, chịu lực cho các trụ cột, dễ dàng tiến hành nâng tầng hơn, bớt được một giai đoạn cầu kỳ khi cải tạo thêm tầng nào đó. Hơn nữa phương án này còn giúp chủ nhà tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc cải tạo.
- Ngày nay sử dụng vật liệu nhẹ và gia cố khung thép chịu lực đang là phương án rất phổ biển cho những nhà đầu tư kinh doanh bất động sản cũng như những ngôi nhà muốn nâng tầng mà độ chịu lực không cao nhé.
Video thi công nâng tầng bằng vật liệu nhẹ
Trên đây là những chia sẻ và kinh nghiệm mà 2H HOME muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn đọc có thêm kinh nghiệm trong xây dựng sửa chữa cho chính ngôi nhà của mình.
Để được tư vấn, khảo sát và thi công nâng tầng nhà cũng như cải tạo nhà trọn gói, quý khách hàng chỉ cần liên hệ ngay đến HOTLINE: 0971.427.044 (MS. HÀ) để được tư vấn và nhận lịch khảo sát sớm nhất có thể. Xin cám ơn đã quan tâm và ủng hộ đơn vị 2H HOME suốt thời gian qua.
NỘI THẤT 2H HOME – Công ty Xây dựng và Thương mại 17 Hà Nội
Văn phòng GD: Số nhà 38, ngõ 108, phố Đông Thiên, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Cơ sở 1: Số 162 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 10 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 104 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
Cơ sở 4: Sớ 205 Đường Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
HOTLINE : 0971.427.044 – 0981.054.244
Email: xaydung17hn@gmail.com
Website: https://www.thietkethicongnoithat2hhome.vn– Website2: www.nhadep2h.vn
Rất vinh hạnh khi được phục vụ quý khách hàng!
Bài đọc tham khảo:
Thiết kế thi công cải tạo nhà ống 3 tầng tại Phố Long Biên