Thi công nâng tầng bằng bê tông cốt thép chất lượng 2021

Nâng tầng bằng bê tông cốt thép chất lượng số 1 Hà Nội

Thi công nâng tầng bằng bê tông cốt thép được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng ngày nay. Bởi nó có độ bền cao, thi công nhanh chóng và tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư. Trong bài viết dưới đây, nội thất 2H HOME cho mọi người biết về kết cấu bê tông cốt thép được thực hiện theo quy trình nào? Hãy cùng tham khảo ngay nhé!

nâng tầng bằng bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép là gì?

Vật liệu bê tông cốt thép là vật liệu hỗn hợp được hình thành bởi sự kết hợp giữa bê tông và thép. Trong thành phần đó bê tông thép đều góp phần chịu lực, bê tông chịu nén và thép chịu kéo.

Kết cấu bê tông bình thường được đánh giá là không có khả năng chịu kéo ( cường độ chịu kéo bằng 1/10 lần cường độ chịu  nén). Điều đó được khắc phục bằng cách bổ sung thêm vật liệu thép kết hợp.

nâng tầng bằng bê tông cốt thép
Bê tông cốt thép được hình thành giữa bê tông và thép

Thành phần cấu tạo của bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép được sản xuất do kết hợp 5 loại vật liệu chính. Đó là xi măng, cát, đá và nước, sắt thép. Trong đó cát được gọi là cốt liệu mịn và đá là cốt liệu thô.

Các loại vật liệu được trộn thành một hỗn hợp thống nhất. Sau quá trình thủy hóa (đông cứng) thành một khối dạng đá. Bê tông chịu nén rất tốt nhưng khả năng chịu kéo yếu. Nên người ta kết hợp với cốt thép (dạng thanh rời hoặc lưới) để tăng sức bền chịu kéo.

Hỗn hợp bê tông mới trộn xong ở thể ướt và dẻo. Sau một thời gian ninh kết hỗn hợp đó đông cứng lại. Do đó người ta tiến hành đổ khuôn bê tông từ khi còn ướt, dẻo và nhận được sản phẩm rắn chắc sau đó. Hỗn hợp nguyên liệu vừa trộn xong được gọi là bê tông tươi. Trong bê tông, cốt liệu đóng vai trò là bộ khung chịu lực. Vữa xi măng bao bọc xung quanh hạt cốt liệu là chất bôi trơn. Đồng thời lấp đầy khoảng trống giữa các hạt cốt liệu thành một khối dạng đá và hình thành bê tông.

nâng tầng bằng bê tông cốt thép
Thành phần cấu tạo bê tông cốt thép

Đặc tính của bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng hỗn hợp dưới dạng liên kết của bê tông và cốt thép. Để chúng làm việc với nhau trong cùng một kết cấu. Khi bê tông cốt thép được đưa vào sử dụng, tức là chịu những tải trọng nhất định. Mỗi loại vật liệu sẽ phát huy được đầy đủ tính năng và bổ sung cho nhau.

– Bê tông chịu nén tốt nhưng không chịu lực kéo, trong khi thép chịu kéo tốt. Do đó người ta đặt thép ở vùng chịu kéo để tăng cường cường độ chịu lực của bê tông. Bê tông bọc ngoài thanh thép có tác dụng bảo vệ nó khỏi bị ăn mòn. Và có khả năng liên kết rất tốt với thép nên có thể xem như kết cấu đồng nhất về mặt chịu lực. Thép và bê tông có hệ số giãn nở gần giống nhau nên bảo đảm được tính toàn khối của bê tông cốt thép.

– Bê tông cốt thép còn có đặc điểm là theo thời gian, cường độ chịu lực không bị giảm đi mà còn tăng lên. Với điều kiện cốt thép không bị ăn mòn. Do đó cốt thép cần được bao kín, bê tông không bị rỗ khiến nước xâm thực làm rỉ thép. Thép không được sơn chống rỉ mà chỉ được bôi dầu, mỡ trong lúc chờ thi công.

nâng tầng bằng bê tông cốt thép
Bê tông cốt thép có cường độ chịu lực tốt

Ưu điểm khi thi công nâng tầng bằng bê tông cốt thép

Giá thành rẻ:

Giá thành sản xuất bê tông cốt thép không quá lớn. Chủ yếu được tạo thành từ các vật liệu có sẵn như: Đá, sỏi, cát, xi măng, thép…

Chịu lực lớn:

So với các vật liệu khác như: Gạch, đá, gỗ, khả năng chịu lực của bê tông cốt thép lớn hơn rất nhiều.

Độ bền cao:

Bê tông có khả năng chịu ăn mòn, xâm thực, tác động từ môi trường bên ngoài rất lớn. Chi phí bảo dưỡng không đáng kể.

Tạo hình dễ dàng:

Vì bê tông cốt thép là sản phẩm nhân tạo nên tùy nhu cầu, mục đích. Chúng ta có thể dễ dàng tạo hình tùy ý nhờ vào hệ thống ván khuôn.

Chống cháy:

Bê tông cốt thép hoàn toàn không bị cháy trong môi trường nhiệt độ dưới 400 độ C.

Hấp thu năng lượng tốt:

Bê tông cốt thép có khối lượng lớn nên có thể hấp thụ lực xung kích tốt.

nâng tầng bằng bê tông cốt thép
Bê tông cốt thép có nhiều ưu điểm vượt trội
nâng tầng bằng bê tông cốt thép
Chịu lực tốt, độ bền cao, giá thành hợp lý

Nhược điểm khi thi công nâng tầng bằng bê tông cốt thép

Nặng nề:

Kết hợp nhiều vật liệu có khối lượng nặng nên khối lượng của bê tông cốt thép khá lớn.

Thi công lâu: 

Bê tông cần một khoảng thời gian để đông cứng. Nếu gặp môi trường, thời tiết không phù hợp, quá trình đông cứng có thể bị ảnh hưởng, tác động xấu đến chất lượng bê tông cốt thép.

Khó tái tạo sử dụng:

Tháp dở vận chuyển bê tông cốt thép khó khăn, tốn kém nên phần lớn bê tông cốt thép không được tái sử dụng.

Chi phí ván khuôn:

Để tạo hình được bê tông cốt thép như mong muốn cần sự hỗ trợ của hệ thống ván khuôn. Do đó, chúng ta sẽ phải mất một khoản chi phí cho việc đầu tư ván khuôn này.

Quy trình thi công nâng tầng bằng bê tông cốt thép đúng kỹ thuật

Bước 1: Lấy cốt sàn

Cốt sàn được thực hiện theo phương pháp đo mực nước chuẩn hiện hành. Sàn cần có cốt thấp nhất là cốt 0, cách đo độ phẳng và độ cân bằng của nền sàn theo mức chuẩn của từng địa phương.

Thực hiện lấy cốt sàn

Bước 2: Chống thấm nền sàn

Nhằm mục đích chống thẩm thấu hóa chất. Hoặc các dung dịch không có lợi cho môi trường từ trên bề mặt bê tông vào nền đất. Và chống thẩm thấu hơi ẩm từ nền lên sàn bê tông.

Chống thấm sàn còn nhằm mục đích chống mất nước trong quá trình thủy hóa. Giảm tiêu hao nước, giảm công dưỡng hộ…

Chống thấm sàn được thực hiện bằng nhiều cách. Trong đó tiêu biểu là các phương án sau: Trải vải địa kĩ thuật hoặc vải PP dệt, kết hợp phủ màng bitum nhũ tương. Trải vải PE ;Trải tấm trải bitum cuộn dán nóng hoặc nguội.

Chống thấm sàn

Bước 3: Đổ bê tông

Thực hiện công tác đổ bê tông theo mác và độ dày theo thiết kế đề ra. Bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) hay trộn theo mẻ (bê tông trộn tay) ta sẽ thu được các loại sàn có độ ổn định khác nhau.

Bê tông tươi được trộn theo tỉ lệ thành phần chuẩn. Và trộn nguyên khối nên độ ổn định vữa cao hơn bê tông trộn tay theo mẻ nhỏ.

Vữa bê tông tươi có độ ổn định cao, lượng nước vừa đủ. Giảm hiện tượng tạo bọt trên bề mặt bê tông.

Sau khi gạt lấy độ phẳng, chờ cho đến khi bề mặt có thể đi lại được (độ cứng xuyên kim khoảng 1mm). Mới tiến hành xoa nền tạo phẳng và đánh bóng nền bằng máy chuyên dụng.

Trong quá trình xoa lấy phẳng và đánh bóng bê tông. Cần tránh không nên rắc hỗn hợp cát xi măng mác cao hoặc xi măng không do có thể gây tăng mác bê tông mặt. Hoặc gây cháy mặt cục bộ làm giảm độ thẩm mỹ của bề mặt bê tông.

Đối với bê tông trộn thủ công, do tỉ lượng nước/ xi măng/ cát không ổn định. Nên rất dễ gây hiện tượng nứt giữa các khối, thừa nước, nổi bọt, lệch cốt nền. Khi đó cần tiến hành bước đổ lớp vữa gạt mặt sàn.

Đổ bê tông

Bước 4: Gạt vữa mặt

Trong trường hợp buộc phải đổ bê tông bằng tay, do tỉ lệ liều lượng các hợp phần bê tông khác nhau. Nên khó có thể đảm bảo độ đồng đều, sau khi đầm dùi và đầm bàn, ta chờ cho khối bê tông tăng cứng một phần rồi tiến hành gạt vữa mặt (xi măng/ cát= 1/3 đến 1/4). Xoa bằng bàn xoa thủ công hoặc máy chuyên dụng.

Tuy nhiên trước khi tiến hành xoa tạo phẳng cần kiểm tra độ cứng của vữa gạt mặt. Tránh không để thừa nhiều nước hoặc tiến hành xoa khi bề mặt sàn còn ướt sẽ gây nổi xi măng. Gây hiện tượng mác bề mặt quá cao hoặc cháy xi măng cục bộ. Cả 2 trường hợp đều gây hiện tượng kém hấp thu sơn trên bề mặt bê tông.

Lớp vữa gạt mặt nên thi công trong vòng 24h sau khi đổ bê tông để đảm bảo kết cấu giữa các lớp.

Gạt vữa sàn cho bằng phẳng

Bước 5: Bảo dưỡng sàn

Sau khi đổ xong, tiến hành bảo dưỡng trong thời gian 28 ngày với cấp phối không có phụ gia bê tông. Hoặc ngắn hơn nếu đơn phối liệu cấp phối sử dụng phụ gia giảm nước.

Trường hợp sàn cũ đổ thêm lớp vữa mặt, thời gian chờ thủy hóa là khoảng 1 tuần đến 10 ngày.

Trong thời gian bảo dưỡng, có thể tiến hành mài tạo phẳng (ướt hoặc khô) bằng đá mài hoặc giấy nhám.

Tránh sử dụng các loại máy có trọng lượng lớn hoặc các va đập mạnh trên bề mặt.

Đối với trường hợp bề mặt không đủ độ nhẵn, có thể sử dụng hỗn hợp vữa gốc xi măng, bột trám vá để tạo phẳng.

 

Hoàn thiện khung nhà bê tông cốt thép

Trên đây là quy trình thi công nâng tầng bằng bê tông cốt thép đạt chuẩn, đúng kỹ thuật. Nội thất 2H HOME muốn gửi tới độc giả, chúng tôi hi vọng rằng bạn sẽ có một ngôi nhà vững chắc, đảm bảo an toàn. Có tính thẩm mỹ cao, không gian sống lý tưởng.

Công ty Xây dựng và Thương mại 17 Hà Nội  – Sửa chữa & Cải tạo nhà trọn gói 2H HOME

Văn phòng số 1: Số nhà 25, ngõ 383 Tam Trinh, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.

 Văn phòng số 2: Số 162 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 1: Số 10 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ sở 2: 20A Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở 3: Số 104 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội

Cơ sở 4: Số 351 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội

Kho xưởng: Số 5 ngõ 200 Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội

Website :  https://nhadep2h.vn

Website : https://www.thietkethicongnoithat2hhome.vn

Website : https://thietbigiadinh2h.vn

Rất vinh hạnh khi được phục vụ quý khách hàng

 

Thi công sàn bê tông mài nhanh chóng chất lượng

Thi công nâng tầng bằng tấm bê tông nhẹ cho nhà khung thép đẹp nhất 2021

Cải tạo nâng tầng bằng tấm Cemboard chuyên nghiệp 2021

Gọi điện thoại
0971.427.044
Chat Zalo