Phương pháp thi công sàn panel lắp ghép hiệu quả 2021

Thi công sàn panel lắp ghép chất lượng uy tín số 1 Hà Nội

Sàn panel lắp ghép là giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng nhà khung thép. Với những ưu điểm vượt trội hơn so với sàn bê tông truyền thống. Kết cấu khoa học, sàn panel lắp ghép có sức chịu lực tốt, rất phù hợp với công trình nhà cao tầng. Hay mở rộng cải tạo với những căn nhà có nền móng đất yếu.

Bạn đang băn khoăn về cấu tạo của sàn panel lắp ghép? Nội thất 2H HOME với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, cùng đội ngũ nhân viên tay nghề cao. Chúng tôi sẽ giúp bạn tạo ra những không gian sống chất lượng, hoàn hảo nhất.

sàn panel lắp ghép

Sàn panel lắp ghép là gì?

Sàn panel là kết cấu sàn gồm hệ thống dầm bê tông dự ứng lực PPB. Và gạch block được thi công theo phương pháp lắp ghép. Các dầm PPB mặt bên có độ nhám không có bọt rỗ với đường kính và chiều sâu lớn hơn 2mm. Mặt bên thô để tạo độ bám dính. Không có những vết nứt ngang ở các sườn dọc dầm. Độ cong vồng của dầm là L/500. Những viên block bê tông ở mặt ngoài phải có độ nhám, vết nhám sâu, rộng từ 1đến 3mm. Không có các tạp chất gồm dầu mỡ, giấy, tre, nứa và các loại tạp chất khác.

sàn panel lắp ghép
Tấm lót sàn panel được nhiều chủ đầu tư lựa chọn

Ưu điểm của sàn panel lắp ghép so với sàn bê tông truyền thống

1. Không cần dùng cốt pha cột chống, không cần dầm phụ

Việc sử dụng tấm panel lót sàn giúp giảm nhẹ được phần gia cố móng. Nhờ đặc điểm không dùng cốt pha mà chỉ cần đổ lớp bê tông bù có độ dày khoảng 40mm. Kích thước của sàn panel có thể thay đổi phù hợp với thực tế. Với nhà có chiều dài đến 4,7m không cần có dầm phụ.

sàn panel lắp ghép
Không cần dùng cốt pha giảm nhẹ được phần gia cố móng

2. Kết cấu của sàn nhẹ, lắp ghép thủ công

So với bê tông đổ nguyên khối truyền thống, sàn bê tông nhẹ lắp ghép có trọng lượng nhẹ hơn tới khoảng gần 3 lần. Cụ thể trọng lượng của sàn panel lắp ghép chỉ khoảng 350kg/m3. Trong khi trọng lượng của bê tông đổ nguyên khối truyền thống là 1000kg/m3.

Hơn nữa, việc thi công chỉ là hình thức lắp ghép thủ công nên thuận lợi cả với những khu vực có địa hình khó.

sàn panel lắp ghép
Kết cấu sàn nhẹ

3. Thời gian thi công nhanh 

Sàn bê tông cốt thép nguyên khối theo phương pháp truyền thống sử dụng một khối lượng lớn vật tư. Nên việc vận chuyển, thi công diễn ra khó khăn hơn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ của công trình. Trong khi đó, thời gian hoàn thiện của sàn panel nhanh hơn gấp 6 lần so với sàn bê tông. Tấm panel lót sàn có thể sử dụng ngay sau khi thi công mà không cần chờ bê tông chết như sàn truyền thống. Sàn truyền thống do phải làm cốt pha nên phải đợi khoảng 20 ngày cho bê tông chết mới đảm bảo chất lượng.

Tấm panel lót sàn siêu nhẹ là sản phẩm tối ưu đối với những hạng mục cơi nới cải tạo. Và nâng cấp để tăng thêm diện tích cũng như thay đổi công năng sử dụng của công trình. Đặc biệt là với những công trình có yêu cầu về tiến độ.

sàn panel lắp ghép
Thời gian thi công nhanh hơn so với sàn bê tông

4. Sàn cách âm, cách nhiệt tốt, thẩm mỹ cao

Gạch block có cấu tạo lỗ rỗng nên giúp sàn panel có khả năng chịu lực, chống ồn, chống nóng tốt. Sàn phẳng đẹp có tính thẩm mỹ cao lại dễ lau chùi, vệ sinh.

Khả năng chịu lực cách nhiệt tốt

5. Tiết kiệm chi phí xây dựng

Đối với các công trình lớn, việc ứng dụng tấm panel lót sàn giúp các chủ đầu tư tiết kiệm được tới 15% tổng kinh phí xây dựng. Với đơn giá hoàn thiện của loại sàn bê tông này rẻ hơn 20% so với sàn bê tông kiểu cũ. Việc vận chuyển vật tư và thi công không cần đến máy móc. Do đó tiết kiệm được một khoản khá lớn cho các gia đình nằm sâu trong ngõ, hẻm.

Ngoài ra, với mặt bằng thi công gọn, sạch. Hạn chế tối đa việc dùng các vật liệu rời như cát, xi măng, … nên tránh được bụi bẩn và ô nhiềm môi trường. Sàn bê tông truyền thống lại có bề mặt cứng sẽ kèm theo một số nhược điểm. Như trơn trượt, hư hại đồ vật khi bị rơi, hấp thụ nhiệt kém. Màu sắc không đẹp mắt, dễ gây nấm mốc và rạn nứt,…

Tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng

6. Tính kín đạt mức tuyệt đối và độ bền công trình cao

Nhờ kết cấu với hàng triệu bọt khí li ti tạo nên một hệ thống lỗ tổ ong kín. Với kích thước siêu nhỏ nên gạch block đặc biệt kín. Nhờ đó, sàn bê tông nhẹ lắp ghép ngăn chặn được hoàn toàn sự thẩm thấu của nước.

Độ bền công trình cao

Những nhược điểm khi thi công sàn panel lắp ghép

Ngoài những ưu điểm trên, sàn panel lắp ghép có những mặt hạn chế bạn cần lưu ý:

– Do bề mặt sàn panel siêu nhẹ phải luôn có độ ẩm. Nên sau khi hoàn thành đổ bê tông khoảng 1 ngày. Chúng ta phải tưới nước thường xuyên. Nhất là những khu vực bề mặt thoáng gió, hay bị ánh nắng chiếu trực tiếp.
– Sau từ 2 đến 3 ngày (trong điều kiện trời lạnh ít nhất là 3 ngày) đổ bê tông mới có thể đi lại hay làm các công việc nhẹ.
– Do giữa dầm và gạch thường có các khe hở nhỏ từ 5-7cm. Nên với mặt dưới của sàn panel siêu nhẹ. Trước khi trát chúng ta dùng bay nhỏ để trát các khe hở trước bằng vữa xi măng. Sau đó mới tiến hành trát cả trần.

– Thời gian dỡ chống với các cột chống trong nhà là từ 3-5 ngày. Còn thời gian dỡ chống với các ban công, ô văng là từ 7 – 10 ngày (tùy độ dài đua ra).

Cấu tạo của sàn panel lắp ghép

Cấu tạo sàn Panel siêu nhẹ khá đơn giản được lắp ghép bởi các dầm chịu lực và những viên block sàn rỗng đúc sẵn. Mang đến mặt sàn hoàn thiện bao gồm:

– Hệ dầm chịu lực:

Được đúc sẵn tại nhà máy theo từng khẩu độ P113, P114 phù hợp với mọi công trình lớn nhỏ.

– Các viên gạch Block siêu nhẹ: 

Được sản xuất tại nhà máy Xuân Mai, có trọng lượng cực nhẹ. Nhưng đảm bảo được các chỉ tiêu về độ cứng, khả năng chịu nén, rung lắc hay co giãn tốt. Chúng sẽ được lắp ghép trên hệ khung chịu lực để tạo ra bề mặt sàn thô bằng phẳng.

– 1 lớp lưới thép cacbon Ø4:

Được đan bên trên để cố định mặt sàn.

Cấu tạo sàn panel lắp ghép

Quy trình thi công sàn panel lắp ghép 

Bước 1: Dựng hệ dầm bê tông dự ứng lực

Nếu thi công theo phương pháp truyền thống, hệ dầm dự ứng lực sẽ được dựng lên 2 bên tường be.

Hiện nay, người ta thường thi công kết hợp hệ nhà khung thép và sàn bê tông lắp ghép. Hệ dầm này sẽ được dựng trực tiếp lên hệ nhà khung thép tiền chế.

Khoảng cách giữa hai thanh dầm được tính toán chuẩn. Đảm bảo khoảng cách này bằng độ rộng của một tấm bê tông nhẹ.

Dựng hệ dầm bê tông

Bước 2: Lắp ghép gạch bê tông siêu nhẹ

Những tấm bê tông nhẹ đúc sẵn được lắp ghép vào hệ dầm vừa dựng. Mặt sàn lúc này gần như hoàn thành. Mặt sàn bằng phẳng và có thể đi lại.

Lắp ghép gạch bê tông siêu nhẹ

Bước 3: Đan lưới cốt thép

Lưới cốt thép được đan nhằm cố định gạch bê tông với hệ dầm. Kích thước lưới đan tùy thuộc vào từng công trình.

Đan lưới cốt thép

Bước 4: Đổ một lớp bê tông tươi

Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình thi công sàn bê tông nhẹ. Nhằm tạo mặt sàn nhẵn bóng như sàn bê tông truyền thống. Độ dày lớp bê tông tươi từ 4-5cm.

Đổ bê tông tươi tạo độ bóng cho sàn

Với những chia sẻ của chúng tôi, bạn có thể thấy rõ được những tính năng nổi bật của sàn panel trong xây dựng nhà. Cũng như các công trình lớn. Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn hoặc bạn mong muốn thi công sàn panel cho ngôi nhà sắp tới của bạn. Thì hãy đến với 2H HOME để nhận được những sự tư vấn và góp ý tốt nhất từ kỹ sư hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng. Đến với nội thất 2H HOME bạn sẽ không còn phải lo lắng về kết cấu ngôi nhà. Niềm vui của bạn, chính là mơ ước của chúng tôi.

Công ty Xây dựng và Thương mại 17 Hà Nội  – Sửa chữa & Cải tạo nhà trọn gói 2H HOME

Văn phòng số 1: Số nhà 25, ngõ 383 Tam Trinh, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.

 Văn phòng số 2: Số 162 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 1: Số 10 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ sở 2: 20A Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở 3: Số 104 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội

Cơ sở 4: Số 351 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội

Kho xưởng: Số 5 ngõ 200 Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội

Website :  https://nhadep2h.vn

Website : https://www.thietkethicongnoithat2hhome.vn

Website : https://thietbigiadinh2h.vn

Rất vinh hạnh khi được phục vụ quý khách hàng

 

Thi công nâng tầng bằng tấm bê tông nhẹ cho nhà khung thép đẹp nhất 2021

Thi công sàn bê tông mài nhanh chóng chất lượng

Thiết kế thi công nhà khung thép 2 tầng hiệu quả 2021

Gọi điện thoại
0971.427.044
Chat Zalo